BỊ ĐỘNG VỚI ĐỘNG TỪ CÓ 2 TÂN NGỮ
Bị động với động từ có 2 tân ngữ
Ta thường gặp một số câu có 2 tân ngữ đi sau động từ:
Ví dụ:
- He gave me a book.
Ta thấy sau động từ: “gave” có 2 tân ngữ là “me” và “a book”. Trong 2 tân ngữ này thì “a book” được gọi là tân ngữ trực tiếp (trực tiếp chịu tác động của động từ “gave” – đưa.) Còn “me” được gọi là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp chịu tác động của động từ).
Ta hiểu động từ “đưa” ở đây là ta “cầm, nắm” “CÁI GÌ” ở trên tay rồi đứa “NÓ” cho “AI ĐÓ”. Và “CÁi GÌ” ở đây sẽ trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ trực tiếp. Còn “AI ĐÓ” không trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ gián tiếp.
Ta có cấu trúc câu chủ động với động từ có 2 tân ngữ:
S + V + Oi + Od
Trong đó: S (subject): Chủ ngữ
V (verb): Động từ
Oi (indirect object): tân ngữ gián tiếp (Không trực tiếp chịu tác động của động từ)
Od (direct object): tân ngữ trực tiếp (Tân ngữ trực tiếp chịu tác động của động từ)
Câu bị động sẽ có 2 trường hợp như sau:
- TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động
S + be + VpII + Od
- TH2: Ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:
S + be + VpII + giới từ + Oi
Ví dụ:
- Chủ động: She gave me an apple yesterday. (Cô ấy đưa cho tôi một quả táo ngày hôm qua.)
S V Oi Od
(me: tân ngữ gián tiếp; an apple: tân ngữ trực tiếp)
- Bị động: TH1: I was given an apple yesterday. (Tôi được cho một quả táo ngày hôm qua)
S be VpII Od
Ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ nên “me” chuyển thành “I”.
TH2: An apple was given to me yesterday. (Một quả táo được đưa cho tôi ngày hôm qua.)
S be VpII
Ta lấy tân ngữ trực tiếp “an apple” lên làm chủ ngữ và sau động từ phân từ 2 ta sử dụng giới từ “to”.
Ví dụ 2:
- Her mother bought her a book yesterday.
S V Oi Od
-> She was bought a book yesterday.
S be VpII Od
-> A book was bought for her yesterday.
S be VpII giới từ Oi
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: